DetailController

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021) - Sự kiện mở đầu cho hành trình vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào cứu nước của Nhân dân ta đều thất bại nặng nề. Chứng kiến cảnh khổ cực, lầm than của người dân mất nước, sự đàn áp đối với các phong trào yêu nước của kẻ xâm lược, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, với một khát vọng cháy bỏng, một quyết tâm lớn, tìm ra con đường giải phóng đất nước, độc lập, tự do cho dân tộc.

Thực hiện công văn số 47-CV/BTGĐUK ngày 03/6/2021 về việc tuyên truyền, kỷ niệm 110 năm  ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911- 05/6/2021) của Ban tuyên giáo Đảng ủy khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên.

Bí thư Đảng ủy cục QLTT Phú Yên chỉ đạo các đ/c Bí thư chi bộ tổ chức tuyên truyền đến đảng viên trong chi bộ và đoàn viên thanh niên để lan tỏa những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào cứu nước của Nhân dân ta đều thất bại nặng nề. Chứng kiến cảnh khổ cực, lầm than của người dân mất nước, sự đàn áp đối với các phong trào yêu nước của kẻ xâm lược, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, với một khát vọng cháy bỏng, một quyết tâm lớn, tìm ra con đường giải phóng đất nước, độc lập, tự do cho dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp), tháng 12-1920. Ảnh tư liệu

  Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, với đủ mọi công việc nặng nhọc. Năm 1917, thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Qua các hoạt động thực tiễn và đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại, con đường cứu nước cho các dân tộc thuộc địa. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12/1920 đánh dấu bước chuyển biến, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người – Đó là từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản.

 Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam. Ngày 03/02/1930, sau một thời gian chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Người và các cộng sự của mình đã tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc. Bước vào thập niên 40 của thế kỷ XX, bằng nhạy cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy tình hình thế giới có chuyển biến lớn, Người gấp rút trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa, tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên.

 Ngày 28/01/1941, Người về nước và chọn Cao Bằng làm căn cứ địa là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước. Đón bắt kịp thời cơ, Người và Đảng ta đã triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc Dân ngày 16 - 17/8/1945 thống nhất ý chí toàn dân, quyết định Tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước cách mạng - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tiếp tục con đường cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, giành thắng lợi vĩ đại trong 02 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng sáng tạo lý luận của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể Việt Nam, sau 76 năm thành lập nước, đặc biệt là qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Có thể nói, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Với ý nghĩa lớn lao của sự kiện công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, tuyên truyền những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và  quốc tế; đặc biệt nhấn mạnh, ý chí quyết tâm cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sinh động qua việc ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911 và về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (năm 1941) của Người.

 Thứ hai, thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, góp phần bồi đắp niềm tin, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân củng cố quyết tâm, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
 Thứ ba, tuyên truyền nhấn mạnh tư duy và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, các ngành, nhất là những tập thể và cá nhân tiêu biểu. Tuyên truyền nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 Thứ tư, tuyên truyền tình cảm yêu mến, kính trọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, sự cảm phục, mến mộ của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ định vai trò, giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh.

                                                                       Chi bộ VP Cục QLTT Phú Yên

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc