Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Nghị định nêu rõ, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn.
1. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Nghị định nêu rõ, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021. Kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Thứ nhất, tại Điều 70 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường bao gồm:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 Điều 9; khoản 1 Điều 13; khoản 5, khoản 6, điểm a và điểm b khoản 7 Điều 15; khoản 2 Điều 16; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; khoản 1 và khoản 2 Điều 34 (trừ trường hợp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; các Điều 36; Điều 48; Điều 49 (trừ trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); khoản 1 và khoản 2 Điều 50; các khoản 1, 2 và 3 Điều 51; các khoản 1, 2 và 3 Điều 52 (trừ trường hợp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); khoản 1 và khoản 2 Điều 53; Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 và khoản 2 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59 và các Điều 60, 61 và 62 Nghị định này;
Thứ ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; Điều 31; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
Thứ tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
Xem Nghị định tại đây ./.